Chuyên đề học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH TRUNG

CHI BỘ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

*

 

     ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

     

  

CHUYÊN ĐỀ QUÝ 1/2021:

“XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, CỤ THỂ HÓA, THỂ CHẾ HÓA CÁC QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC”

  1. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
    1. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và chủ trương: “Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải được nâng cao; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách của Đảng phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.
   Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các địa phương, đơn vị và cần gắn với thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về công tác xây dựng Đảng, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
         Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.
Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
        “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
        “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công nhân”. Tăng cường thực hiện tổ chức trao đổi, đối thoại với nhân dân theo Quy định 11-QĐ/TW ngày 18-02-2019 của Bộ Chính trị về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”.
        2. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
        Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, có hiệu lực và hiệu quả.“Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”.
        Bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
        Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
        Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức.

  1. Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
    Đảng phân công: “Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.
            Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW về giám sát và phản biện xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
            II. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
            1. Để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cần “Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc”; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo sự đồng thuận xã hội”.
            2. Để tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong đảng, cần hoàn thiện cơ chế, quy chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình, chất vấn trong các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
            Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
            3. Để Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân đoàn kết được toàn dân, 

cần “Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.
Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước; đẩy nhanh việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử.
        “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”.
        III. Một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể
        1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu và của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay, nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của các tầng lớp nhân dân.
        Các cấp ủy đảng và người đứng đầu tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc về công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể. Đưa nội dung lãnh đạo các công tác này thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp.
         Các cấp ủy đảng và người đứng đầu thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Thực hiện triệt để Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư khóa XI về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Cán bộ, đảng viên phải xung phong, gương mẫu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là về đoàn kết và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để nhân dân học và làm theo.
        2. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Tập trung vào các vấn đề: toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, làm giàu hợp pháp; từng gia đình làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cho đất nước, xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu hằng năm có thêm nhiều địa phương không còn hộ nghèo; tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và tích cực tham gia ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn, sự xuống cấp đạo đức trong xã hội.
        Tôn vinh người tốt, việc tốt; bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Lên án, phê phán, đấu tranh chống tệ quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, những hành động coi thường kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật.
        3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở. 

        Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác vận động nhân dân phù hợp với đặc điểm từng giai tầng, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, ngành nghề ở địa phương, cơ sở.
Phát huy vai trò tư vấn của tổ chức tư vấn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt quy định về giám sát và phản biện xã hội, chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
        4. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp.

        Tích cực phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm công tác dân vận.
        Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội các cấp nhằm phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Nhà nước đảm bảo kinh phí và điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện những nhiệm vụ được giao nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

  1. Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

        Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tham gia tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Từ đó, tạo sự chuyển biến tốt trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giác, nhạy bén nhận diện và tích cực tham gia đấu tranh với những thông tin quan điểm sai trái, thù địch.
        Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đảm bảo thế và lực cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

 

  1. IV. Liên hệ thực tế: Học tập, làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, tập thể CB-GV-NV trường THCS Chu Văn An luôn xây dựng tinh thần đoàn kết thông qua các hoạt động chuyên môn và văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao… Tinh thần đoàn kết ấy được thể hiện từ Chi ủy, Chi bộ, BGH, Hội đồng trường đến tập thể các tổ chuyên môn, văn phòng…  Nhờ tinh thần ấy mà nhiều năm qua, trường đã đạt nhiều thành tích cao như: chất lượng giáo dục mũi nhọn Học sinh giỏi luôn nằm trong tốp đầu của quận, số lượng GVG, GVCNG nhất quận, các hoạt động phong trào luôn đạt giải cao.

         Trong năm học mới 2019-2020, trước những thách thức mới, tập thể CB-GV- NV trường THCS Chu Văn An  tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm giữ vững là một tập thể vững mạnh, luôn dẫn đầu trong các hoạt động mũi nhọn của ngành và thành phố. Thực hiện đúng như lời dạy của Bác “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

          - Đối với công việc:  Nhiệt tình, yêu nghề .  Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc, đẩy mạnh công tác tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ  và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công của Tổ chuyên môn, của nhà trường .

 - Đối với đồng nghiệp : Sống hòa nhã với mọi người,  khiêm tốn, chân thành học hỏi đồng nghiệp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,  thường xuyên chia sẻ  những vui buồn trong cuộc sống, cùng tổ chuyên môn động viên, thăm hỏi kịp thời khi đồng nghiệp gặp khó khăn,  có ý thức giữ gìn đoàn kết trong tổ, trong nhà trường,  không kéo bè, kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân

          - Đối với học sinh : Luôn gương mẫu, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo.  Hết lòng vì học sinh thân yêu,  sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi tiết học. Giáo dục học sinh nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật,  sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; giáo dục học sinh thần đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau…


Video clip

Website liên kết

Thống kê truy cập

Hôm nay304
Hôm qua1383
Tuần này6052
Tháng này17162
Tất cả844420